Trang

Nhãn

11 tháng 9 2013

Đến với chân lý tối cao

Con người luôn khao khát tìm hiểu để biết rõ sự thực về vũ trụ và con người. Từ các câu chuyện thần thoại đơn giản cho đến các tôn giáo, các thuyết khoa học, đều là những nỗ lực đưa ra một bức tranh đầy đủ về thế giới và cuộc sống. Tuy thế, cuộc sống và thế giới vẫn là một bí ẩn, vì những gì chúng ta biết, nói theo nhà bác học Newton, chỉ là một hạt cát trong bãi biển mênh mông.

Thế nhưng chúng ta luôn sống dưới sự tác động của chân lý tối cao mặc dù chúng ta không biết đó là cái gì. Mấy ngàn năm trước người ta vẫn chịu sự chi phối của lực hút trái đất, bị tác động của tia tử ngoại, mặc dù người ta không hề biết những điều này.

Nói như thế, dù niềm tin có khác nhau, và ngay cả khi không có niềm tin, mọi người cũng đều sống chung trong một sự thật, một quy luật tối cao, vì niềm tin không thay đổi chân lý. Không phải tin khác đi thì chân lý sẽ khác đi.

Nói như thế, giá trị của một niềm tin (hay không tin) nằm ỏ chỗ niềm tin đó gần với chân lý tối cao bao nhiêu.

Thế nên trong Kinh thánh có nói đến những chuyện ngạc nhiên: người ta từ đông tây nam bắc sẽ vào nước Chúa và những người theo Chúa có khi lại không được vào; có chuyện những người đứng chót sẽ lên đứng đầu; và có chuyện có người được Chúa mời vào Thiên đàng nhưng rất ngạc nhiên nói rằng họ có làm gì cho Chúa đâu và Chúa nói: khi họ làm điều này điều kia cho bất kỳ ai, Chúa kể như làm cho Chúa.

Thế nên mục tiêu của con người là làm cách nào để đến gần chân lý. Nếu đến bằng con đường suy luận, e rằng rất khó. Có một cách dễ hơn đó là quan sát kết quả. Mấy ngàn năm trước con người không biết luật vạn vật hấp dẫn nhưng đã ứng dụng nó chẳng thua kém gì con người ngày nay: họ biết vật nặng vật nhẹ, họ biết sợ té ngã. Họ không biết luật hấp dẫn nhưng họ quan sát hiệu ứng của nó mà điều chỉnh.

Một cách tương tự, con người không biết chân lý tối cao là gì, nhưng luôn sống dưới sự tác động của chân lý tối cao, nên nếu để ý hiệu ứng nó để lại trong cuộc sống của bao người, chúng ta có thể biết cách đến gần chân lý. Hay như trong trò chơi dò mục tiêu, một người bị bịt mắt và đi theo tiếng vỗ tay. Người khác vỗ tay lớn khi người này đi về hướng mục điêu và vỗ tay nhỏ khi người này đi xa. Nhờ đó người này có thể đi đến mục tiêu nhờ hiệu ứng vỗ tay.

Cũng vậy, cả tỷ con người đi trước chúng ta và bao nhiêu hiệu ứng khác nhau họ để lại. Dựa vào những hiệu ứng ấy chúng ta có thể dò tìm chân lý tối cao nằm ỏ đâu để ngày một đến gần hơn. Điều quan trọng là chân lý tối cao không thể nắm bắt bằng lý trí phân tích trực tiếp; chân lý ấy chỉ có thể được tìm đến qua hiệu ứng nó để lại.

Vũ Uyên Thi

Không có nhận xét nào: